Dân số:
Thủ đô:
Diện tích:
1994 lượt xem
Ở thời điểm cực thịnh, đế chế Nguyên Mông chinh phục được 24 triệu km2, tương đương 1/6 diện tích địa cầu và trở thành đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử loài người.
Để chuẩn bị cho “Hành trình từ trái tim” tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, Trung Nguyên Legend sẽ bắt đầu khởi đăng các loạt bài viết sau đây để chúng ta có thể thấu hiểu sâu sắc và toàn diện về sự hình thành nên một Đế chế mới, một hình mẫu Dân tộc vĩ đại, Quốc gia trung tâm - thì việc tổng kết quán xét những bài học trong lịch sử quá khứ của các nền văn minh, các đế chế... sẽ giải mã những công thức cốt lõi đã làm nên sự hưng thịnh và suy tàn của các đế chế cũ, các nền văn minh cũ…là sự cần thiết - để từ đó chúng ta hình thành nên những mật mã thành công của Đế chế mới. Sự hùng mạnh của một quốc gia, không phải phụ thuộc vào diện tích lớn nhỏ, không phải phụ thuộc vào dân số ít nhiều, không phải phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên nhiều hay ít,… mà sự hùng mạnh của một quốc gia phụ thuộc vào ba thành tố căn bản: “Hành trình Từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 Triệu Thanh Niên Việt” do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng gần 10 năm qua, đến nay đã có sự đồng hành của Bộ Quốc phòng – Quân chủng Hải quân, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động thương binh và Xã hội… cùng nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các nhân vật ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực trong nước và quốc tế; cùng các cơ quan truyền thông Thanh Niên, Tiền Phong, Một Thế giới, Soha… “Hành trình từ trái tim” nhằm kiến tạo Khát Vọng Lớn, Chí Hướng Vĩ Đại cho thế hệ thanh niên Việt Nam; nhằm cung cấp nền tảng tri thức đúng đắn và hiểu biết toàn diện cho 30 triệu thanh niên Việt thông qua việc trao tặng hàng chục triệu cuốn sách quý của Tủ sách nền tảng đổi đời – Tủ sách hợp nhất tinh hoa của nhân loại do Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn từ hàng ngàn tấm gương danh vĩ nhân thành công nhất trong suốt diễn trình lịch sử hình thành, phát triển và tiến hoá của nền văn minh nhân loại. Để từ đó, các thế hệ thanh niên Việt cùng nhau nỗ lực học tập không ngừng nghỉ, cùng nhau nỗ lực luyện rèn, chuyển hóa từ sức mạnh tri thức, sức mạnh tinh thần thành sức mạnh thể chất, sức mạnh vật chất để tạo nên một một dân tộc vĩ đại và trường tồn. Cùng nhau dựng xây một nước Việt hùng cường, một đế chế Việt mới - là Đế Chế Tâm với sức mạnh, quyền lực và ảnh hưởng từ hạt nhân của hệ giá trị cốt lõi Sự Minh triết - Tình yêu thương và Trách nhiệm; cùng nhau kiến tạo nên một Đế chế Tâm chưa từng có trong việc xóa bỏ tam độc: bệnh tật, đói nghèo và đau khổ cho nhân loại - điều mà mọi thiết chế từ trước đến nay đều bất lực, mang lại thành công bền vững, hạnh phúc đích thực cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi quốc gia và mỗi dân tộc; một Đế Chế Việt mới có sức ảnh hưởng toàn diện với phần còn lại của nhân loại, đặc biệt trong bối cảnh toàn bộ nền văn minh chung của thế giới đang phải đối diện với những khủng hoảng đan xen, phức tạp và vô cùng nguy hiểm như hiện nay. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của gần 5.000 năm qua, là quá trình vô cùng gian nan cũng vô cùng hào hùng của tổ quốc Việt của mình, chúng ta chỉ luôn ở tâm thế, tâm thức dựng nước và giữ nước; chưa từng vươn lên được đến vị thế của một đế chế, một cường quốc - mà chỉ có thể giữ vững được bản sắc, sự độc lập và tự chủ trước những đế chế, cường quốc hàng đầu trong từng thời kỳ - nên đây là thời kỳ thứ ba, thời kỳ của Đế chế Việt mới – biểu đạt tinh thần Việt, ý chí Việt. Đó vừa là niềm tự hào lớn, sự tự tin lớn, nhưng đó cũng là một nỗi niềm sâu thẳm, một trách nhiệm lớn lao xứng đáng của những người con mang dòng máu Lạc Hồng. Từ khi hội nhập với nền kinh tế toàn cầu hoá đến nay, Việt Nam chúng ta đã có những thành tựu về nhiều mặt, đạt được sự tăng trưởng và phát triển chưa từng có nhưng cũng vẫn chịu các áp lực tiêu cực cả trong lẫn ngoài, vẫn luôn phải chung sống và đối phó với nhiều nguy cơ và thách thức vô cùng nguy biến và phức tạp; vậy nên chúng ta rất cần tình thương của nhau, động viên nhau, là chỗ dựa đáng tin cậy cho nhau; cùng nhau vượt qua mọi sự khác biệt, mọi sự bất đồng, hận thù trong quá khứ - nếu có; vượt qua những điều riêng tư, lẽ bình thường để cùng nhau nung rèn chí lớn, cùng nhau truy cầu và chia sẻ ánh sáng tri thức cho nhau và cho toàn nhân loại; vượt qua mọi khác biệt, xung đột, vượt qua mọi nguy cơ, thảm họa dù là thiên tai hay nhân tạo để cùng kiến tạo một nền văn minh tiến bộ mới, bền vững hơn, thịnh vượng hơn, nhân văn hơn, hạnh phúc hơn cho mình và cho toàn thế giới. Nước Việt mình nhất định phải trở thành Đế chế toàn cầu. Hãy tin vào thiên mệnh của dân tộc mình. |
Lịch sử thế giới đã thực chứng có những nghịch lý phi logic, từ những nền văn minh cổ đại như Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy-La, Maya…, các đế chế hùng mạnh nhất như Ba Tư, La Mã, Hồi Giáo, Ottoman, Nguyên Mông… đều có chung cùng một xuất phát điểm thấp kém, chỉ từ một nhóm nhỏ người di cư bị xua đuổi sống không nơi nương tựa, từ một bộ lạc nhỏ sống lang thang trong thảo nguyên, từ một thành bang bé nhỏ nghèo nàn bị thống trị - nhưng đã trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành những nền văn minh tiêu biểu, những đế chế hùng mạnh thống trị các vùng đất rộng lớn khắp thế giới, có nhiều phát kiến sáng tạo đóng góp trong diễn trình lịch sử của nhân loại. Câu hỏi lớn được đặt ra là Điều gì đã kiến tạo nên sự hùng mạnh của các nền văn minh, đế chế, dân tộc và các quốc gia? Thực tế đã chứng minh sự hùng mạnh của một nền văn minh không phụ thuộc vào diện tích lớn hay nhỏ, sự ảnh hưởng của một đế chế không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên giàu hay nghèo, sự lớn mạnh của dân tộc hay quốc gia không phụ thuộc vào dân số ít hay nhiều… mà ngược lại, chính sự bất lợi đó đã nung nấu ý chí khởi phát mạnh mẽ nhất của các nền văn minh, đế chế trong lịch sử. Bất kỳ một nền văn minh nào, đế chế nào, dân tộc nào, quốc gia nào, đều có thể biến nghịch cảnh thành cơ hội, biến nhỏ bé thành vĩ đại, biến phụ thuộc thành ảnh hưởng dựa vào 3 thành tố căn bản là: một là SỰ HIỂU BIẾT VÀ HAM HỌC HỎI; hai là SỰ ĐOÀN KẾT VÀ CHIẾN LƯỢC ĐÚNG ĐẮN; ba là SỨC MẠNH VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG.Đế chế Ba Tư của triều đại Achaemenid được Cyrus Đại đế thành lập vào khoảng năm 550 trước Công nguyên. Đế chế này đã để lại di sản dài lâu cho sự phát triển sau này của các nền văn minh thế giới và là đế chế đầu tiên đặt nền móng cho các đế chế sau này trong lịch sử cổ đại. |
Cách đây hơn 800 năm, từ một bộ lạc nhỏ trên thảo nguyên, trong chưa đầy một thế kỷ, Mông Cổ đã trở thành một đế chế hùng cường và ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Thành Cát Tư Hãn - Genghis Khan (Tiếng Mông Cổ là "Chinggis Khaan" – có nghĩa là "Vua của các vì vua" "King of kings") và những chiến binh trên thảo nguyên Mông Cổ đã tạo nên một đế chế bất khả chiến bại trong giấc mơ bá chủ thế giới.
Bất chấp dân số chỉ khoảng 2 triệu người, những thủ lĩnh xuất chúng và đội kỵ binh thiện chiến của người Mông Cổ đã đánh bại và vươn lên thống trị 100 triệu thần dân trải dài từ châu Á đến châu Âu.
Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ xuất thân từ một bộ lạc du mục nhỏ bé, sống trên vùng đất nghèo nàn toàn đồi trọc và sa mạc, nơi mà mỗi đứa trẻ sinh ra đã phải chiến đấu để sinh tồn. Nhưng chỉ trong 25 năm, vị Đại Hãn đã dẫn dắt những chiến binh trên thảo nguyên Mông Cổ thực hiện cuộc chinh phạt thay đổi cả thế giới và sáng lập nên đế chế Nguyên Mông, một đế chế đã làm nên giấc mơ bá chủ thế giới và thống trị tới hơn 1/6 diện tích địa cầu. Có thể nói, trong lịch sử nhân loại, chưa từng có một thủ lĩnh nào, một đế chế nào có thể làm nên kỳ tích và thống trị được một vùng lãnh thổ rộng lớn đến như vậy.
Thuở bé, Thiết Mộc Chân sống trong nghèo khổ, bị bắt làm nô lệ thậm chí vào gông, bị bộ tộc khác bắt cóc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, tư chất anh hùng sáng chói trong thiết Mộc Chân được bộc lộ, ông đã sớm định hình khát vọng trở thành thủ lĩnh của cả thiên hạ. Ông tuyên bố: "Trời ban cho ta quyền thống trị tất cả các dân tộc vì hiện nay chưa có trật tự ở miền đồng cỏ. Dân tộc sống trong cảnh hỗn độn mất hướng; đâu đâu cũng đầy rẫy những kẻ bất mãn, xảo trá, trộm cắp, những kẻ cướp bóc dấy loạn. Ta muốn mỗi người đều phải đặt mình dưới những luật lệ nghiêm minh và vững bền, có như thế mới thấy cảnh thái bình, hạnh phúc."
Sau đó, ông đã kết nghĩa Trác Mộc Hợp, Vương Hãn và Thoát Oát Lân cùng hợp lực tiêu diệt các bộ lạc đối nghịch, thống nhất được bộ lạc của mình. Trong các bộ lạc chiếm được ông thực hiện việc cai trị theo cung cách khác với truyền thống của Mông Cổ bằng cách ủy quyền cho những người xứng đáng, trung thành chứ không dựa trên quan hệ gia đình.
Những điểm mới trong chính sách của ông đã gây dựng được niềm tin, lòng trung thành từ những người bị chế ngự khiến cho Thiết Mộc Chân trở nên mạnh hơn sau mỗi chiến thắng. Chính trong những chiến thắng khiến mâu thuẫn đã xảy ra giữa Thiết Mộc Chân với người anh em Trác Mộc Hợp và các thủ lĩnh khác. Thiết Mộc Chân phân chia chiến lợi phẩm cho binh sĩ ủng hộ, khuyến khích và sử dụng những người có khả năng không phân biệt các tầng lớp trong hay ngoài bộ tộc, còn Trác Mộc Hợp và vương hãn Thoát Oát Lân thì chỉ ủng hộ tầng lớp quý tộc Mông Cổ. Họ dần coi Thiết Mộc Chân là kẻ tiếm quyền, xấc láo dẫn đến một cuộc nội chiến xảy – nhiều bộ tộc liên minh trước kia đã quay lưng phản bội. Mặc dù có quân số ít hơn nhưng ông đã nhanh chóng đánh bại phe đối lập trong 2 năm.
Sau khi tập hợp được một đội quân những người ủng hộ, ông bắt đầu cuộc chinh phạt và đánh bại những thế lực, những bộ lạc hùng mạnh hơn mình gấp bội phần. Năm 1206, ông tổ chức hội nghị Kurultai (hội đồng các thủ lĩnh Mông Cổ) nhằm thống nhất liên minh những bộ lạc quan trọng của thảo nguyên dưới cùng một ngọn cờ. Cũng tại hội nghị này, ông được phong là Thành Cát Tư Hãn - "Chinggis Khaan", có nghĩa là "Vua của cả thế giới".
Trở thành thủ lĩnh của các bộ lạc người Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn bắt đầu hướng đến công cuộc chinh phục toàn thế giới. Thời điểm củng cố quân sự để thôn tính các quốc gia khác, Thành Cát Tư Hãn chỉ có 100.000. Lực lượng mỏng, nhưng Thành Cát Tư Hãn chưa từng sợ hãi trước bất kỳ đội quân nào khác. Ngược lại, ông chính là nỗi khiếp sợ của những nơi mà vó ngựa Mông Cổ đi qua. Thành Cát Tư Hãn đã dẫn đội quân của mình tiến qua sa mạc Gobi, dẫm nát đồng bằng sông Dương Tử (Trung Hoa), xâm lấn vùng Trung Á, Thổ Nhĩ kỳ, Địa Trung Hải, Liên Xô, châu Âu… thôn tính các quốc gia văn minh đã bắt dân Mông CFổ làm nô lệ hàng thế kỷ.
Thành Cát Tư Hãn và quân Mông Cổ đã đánh chiếm những phần lục địa sầm uất và văn minh nhất của thế kỷ 13, cai trị nhiều dân tộc hơn cả Đế chế La Mã; chiếm đóng vùng đất có diện tích rộng lớn hơn tất cả những nhà quân sự khác của lịch sử nhân loại từng chinh phục. Cũng chính khát vọng đưa dân tộc trở thành đế chế, bộ lạc rời rạc trên thảo nguyên Mông Cổ đã cùng đoàn kết dưới ngọn cờ Đại Hãn.
Những người du mục Mông Cổ trở thành đội quân hiếu chiến, hùng mạnh cũng từ khát vọng muốn thống trị các dân tộc khác. Họ sẵn sàng tham chiến bất chấp sự chênh lệch về lực lượng và sự nghèo nàn về thiết bị vũ khí. Đội quân Mông Cổ với 10.000 quân và tham vọng cháy bỏng trở thành nỗi khiếp sợ của bất kỳ thành trì nào mà quân đội này kéo tới. Và lịch sử đã ghi nhận họ như một trong những minh chứng xuất sắc nhất cho mật mã thành công chung của nền văn minh, các đế chế, các quốc gia thành công.
Với khát vọng mãnh liệt, lòng trung thành và đức tin tuyệt đối, dân tộc Mông Cổ vốn nghèo nàn, dân số ít ỏi đã trở thành những người thống trị 100 triệu thần dân của các dân tộc khác. Khát vọng lớn cũng chính là kim chỉ nam giúp cho Thành Cát Tư Hãn xây dựng được một đế chế Nguyên Mông hùng cường nhất lịch sử cổ đại.
Vị Đại Hãn của họ - Thành Cát Tư Hãn được tất cả thần dân gọi là đại diện của "Mongke Koko Tenri" (Trời xanh bất diệt) chẳng những phục hưng cho dân tộc mà còn đưa họ lên hàng thống trị tất cả các dân tộc khác. Đội quân Mông Cổ không run sợ trước bất kỳ đối thủ nào, vì ngay trong những suy nghĩ của mình, họ tin họ là đội quân chiến thắng, đội quân bất bại. Thực thế đã chứng minh, quân Mông Cổ đã đánh bại hầu hết các quốc gia ở châu Á và châu Âu, ngay cả những nước có quân đội lớn gấp nhiều lần như Hungary hay Hà Lan.
Cuộc đời Thành Cát Tư Hãn cũng như Đế chế Nguyên Mông đã được dựng thành phim "MONGOL – The Rise to Power of Genghis Khan" - một trong những bộ phim thuộc Tủ phim Nền tảng Đổi đời do Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn.
Từ những vùng đất hoang tàn qua nhiều thập kỷ, người Mông Cổ đã xây dựng nên một Đế chế bất khả chiến bại. Xét về dân số, Mông Cổ chỉ là một nước nhỏ, nhưng họ đã làm rung chuyển thế giới cách đây 800 năm nhờ những thủ lĩnh xuất chúng với một chiến binh huyền thoại giỏi cưỡi ngựa, bắn cung, có kỷ luật tuyệt đối với những chiến thuật thông minh và có tầm nhìn thay đổi thế giới.
Từ thế kỷ thứ X, các vùng đất ở Mông Cổ, Mãn Châu và một số phần của Hoa Bắc được đặt dưới sự thống trị của vương triều Đại Liêu. Đến năm 1125 người Nữ Chân đã lật đổ nhà Liêu lập nên nhà Kim và họ cố gắng dành kiểm soát các vùng đất trước đây của nhà Liêu ở Mông Cổ.
Tuy nhiên nhà Kim đã vấp phải sự kháng cực và bị đánh bại bởi liên minh Mông Ngột Quốc được lãnh đạo từ Cát Bất Lạc Hãn (cụ nội của Thiết Mộc Chân); biết rằng khó có thể đánh bại liên minh này, người Kim vờ hòa hãn nhưng mục đích chính là ngấm ngầm chia rẽ nội bộ và khoét sâu vào mâu thuẫn giữa hai bộ lạc hùng mạnh nhất là Mông Cổ và Thất Đát. Các bộ lạc xảy ra tranh chấp và đánh chiếm lẫn nhau.
Đến thế kỷ thứ XII, liên minh bộ tộc tan rã, các bộ tộc riêng lẻ phải thuần phục nước Kim. Sau đó, trong một nỗ lực hàn gắn liên minh tù trưởng Dã Tốc Cai đã cho con trai 9 tuổi của mình – Thiết Mộc Chân lấy Bột Nhĩ Thiếp con gái của Thủ Lĩnh của bộ tộc Hoàng Cát Lạt. Nhưng Dã Tốc Cai đã bị đầu độc, sau cái chết của cha Thiết Mộc Chân trở về tộc và cố dành lại quyền thủ lĩnh vốn có. Nhưng ông bị những người đứng đầu từ chối, họ đuổi Thiết Mộc Chân, mẹ và hai người em khác ra khỏi tộc.
Năm 1206, Thiết Mộc Chân chính thức lên ngôi Khả Hãn của Đại Mông Cổ Quốc lấy hiệu Thành Cát Tư Hãn, đánh dấu sự khởi đầu của một đế chế vĩ đại. Sau khi ổn định đất nước, Tây Hạ trở thành mục tiêu đầu tiên của Thành Cát Tư Hãn. Tây Hạ là quốc gia bắt người Mông Cổ phải phục tùng, nộp cống phẩm hàng năm. Quân Mông Cổ đã mở cuộc đánh chiếm các thành trì vững chắc của Tây Hạ, họ dùng chiến thuật vây hãm khiến kẻ thù dần dần chết đói.
Từ năm 1209, Thành Cát Tư Hãn đã thu phục được Tây Hạ, được công nhận là chúa tể, biến quốc gia này thành chư hầu của người Mông Cổ và cung cấp binh lính cũng như hậu cần cho các chiến dịch trong tương lai. Nhưng mục đích chính của việc chiếm Tây Hạ để làm bàn đạp tấn công người Kim. Người Kim vẫn luôn coi thường, xem người Mông Cổ chỉ là bọn mọi rợ vùng biên giới, thậm chí phớt lờ lời kêu cứu của Tây Hạ.
Tháng 3 năm 1211, Thành Cát Tư Hãn triệu tập binh lính tấn công nước Kim, ông chia quân làm hai nhánh, bỏ qua các thành trì hướng thẳng thủ đô Bắc Kinh của Kim Triều. Chiến lược này bắt đầu hiệu quả, quân Mông Cổ tiến sâu vào lãnh thổ Kim Triều nhưng không bị chặn lại bởi lực lượng quân Kim tập trung đông ngay trước thành Bắc Kinh. Hai bên giằng co quyết liệt và mùa đông đến Thành Cát Tư Hãn buộc phải lui quân. Sau đó, quân Mông Cổ lại tiếp đánh nhưng bị chống trả quyết liệt, thậm chí Thành Cát Tư Hãn còn bị trúng tên trọng thương, đội quân phải rút lui.
Nhưng người Mông Cổ tiếp tục xâm chiếm lần thứ 3 với hình thức vây đánh nhỏ lẻ, sử dụng các đội kỵ binh linh hoạt, cướp phá các vùng tiếp tế vây hãm nhiều thành trì. Khi đảm bảo các thành trì quan trọng nằm trong tay, Thành Cát Tư Hãn di chuyển bao vây Bắc Kinh. Tuy nhiên, sau một tháng vây hãm bệnh dịch bùng phát trong doanh trại Mông Cổ, buộc Thành Cát Tư Hãn phải điều đình, cử sứ giả sang hòa hãm với người Kim nhưng đổi lại đó là của cải, phụ nữ cho người Mông Cổ. Trên đường trở về Thành Cát Tư Hãn nhận được thông tin triều đình Kim Quốc rời đô về phía Nam. Đây là dấu hiệu của sự phản bội, châu báu được bỏ lại, toàn quân Mông Cổ kéo cương ngựa quay đầu. Sau khi Bắc Kinh bị cháy rụi, hàng triệu người bị tàn sát, tất cả ngọc ngà châu báu và người thợ lành nghề bị bắt về Mông Cổ.
Lãnh thổ Mông Cổ được kéo dài đến vùng biển phía Đông, cùng thời gian đó ở phía Tây – Khuất Xuất Luật vị hãn bị phế truất khi Thành Cát Tư Hãn thống nhất Mông Cổ đã chạy về phía Tây và cướp Hãn Quốc Tây Liêu, đứng ra tuyên chiến. Thành Cát Tư Hãn đã gửi 20.000 quân dưới sự chỉ huy của viên tướng trẻ Triết Biệt để chống lại Khuất Xuất Luật – một cuộc nổi dậy trong nước với sự giúp đỡ của người Mông Cổ. Sau đó, Triết Biệt dẫn quân tràn qua nước này, lực lượng của Khuất Xuất Luật đã bị đánh bại, bị bắt sống và bị hành hình, Tây Liêu bị sáp nhập vào Mông Cổ.
Năm 1218, Đại Quốc Mông Cổ đã mở rộng về phía Tây, tiếp giáp với một quốc gia Khwarem – một đế quốc Hồi giáo, giàu có với nhiều sản vật nổi tiếng. Thành Cát Tư Hãn đã gửi một đoàn sứ giả qua Khwarem với mục đích thỏa thuận khả năng giao thương với quốc gia này, nhưng thống đốc của tỉnh này đã giết hại sứ giả khiến Thành Cát Tư Hãn vô cùng tức giận. Ông đã cho 200.000 quân sang để trả thù với chiến thuật hơn hẳn đã nhanh chóng hạ thành, hành hình viên thông đốc nhằm trả đũa hành động xúc phạm với những ý định tốt đẹp ban đầu của người Mông Cổ.
Cùng thời điểm này, ông quyết định mở rộng ảnh hưởng của Mông Cổ đối với thế giới Hồi giáo. Quân đội Mông Cổ lần lượt hạ các thành phố chính của Khwarem – quốc gia Tây Á ngày chìm ngập trong khói lửa. Trong một trận đánh vào miền Nam Khwarem, Thành Cát Tư Hãn bao vây ở phía Nam, còn con trai ông – người bị cả Mông Cổ nghi ngờ không phải con của Đại Hãn, là đứa con hoang khi Hoàng hậu Bột Nhĩ Thiết từng bị bộ tộc khác bắt cóc. Trong những năm tháng khó khăn ấy, Thái tử Truật Xích bao vây ở phía Bắc, không nghe lời cha, ông tự ý tấn công Kyrgyz và giành thắng lợi. Nhưng sau đó, thành phố Kyrgyz bị phá hủy mãi mãi, tác động mãnh mẽ đến đế chế này ở nhiều thập kỷ sau đó.
Sau khi tiêu diệt đế quốc Khwarem vào năm 1220, Thành Cát Tư Hãn tập hợp lực lượng của ông ở Ba Tư và Armenia để trở về thảo nguyên Mông Cổ. Quân đội Mông Cổ được chia thành hai cánh, Thành Cát Tư Hãn dẫn phần lớn quân chủ lực Afghanistan và Bắc Ấn Độ, nhánh kia do tướng Tốc Bất Đài cùng với Triết Biệt chỉ huy tiến vào Kavkaz và Nga ảnh hưởng của vó ngựa Mông Cổ được mở rộng hơn bao giờ hết. Trên đường trở về Mông Cổ, cánh quân của Tốc Bất Đài bị liên quân Cuman - Kipchak và lực lượng lớn quân Nga Kiev lên tới 8 vạn được tập hợp từ quân đội của các vương công Nga. Tốc Bất Đài ra lệnh tấn công vào đội quân Nga Kiev, tuy đông nhưng kém phối hợp bởi sự thiếu đoàn kết của các vương công Nga, Tốc Bất Đài đã đánh tan đội quân này tại trận sông Kalka năm 1223.
Quân Mông Cổ tiếp tục càn quét lãnh thổ Nga và chỉ chịu dừng lại sau trận eo sông Samara, khi bị quân Volga Bulgar, do Ghabdulla Chelbir chỉ huy bị phục kích gây thiệt hại nặng nề. Các vương công Nga không còn cách nào khác ngoài lời đề nghị cầu hòa, mà thực chất là lời đầu hàng nhục nhã. Tuy họ không bị tước đi quyền lực, nhưng họ phải chịu thần phục và triều cống cho Thành Cát Tư Hãn.
Trong chiến dịch Khwarem, người Tây Hạ từ chối cung cấp quân cho Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn rất ghét kẻ bội ước, đích thân cầm quân trừng phạt Tây Hạ năm 1226. Tháng 2, ông chiếm các thành phố Hắc Thủy và Túc Châu trong mùa thu năm đó ông chiếm phủ Tây Lương. Các tướng Tây Hạ đã đánh một trận lớn với quân Mông Cổ gần dãy núi Hạ Lan Sơn quân Tây Hạ đại bại. Tháng 11, ông bao vây thành Linh Châu và vượt qua sông Hoàng Hà đánh bại quân cứu viện của Tây Hạ.
Năm 1227, ông tấn công kinh đô Tây Hạ, trong tháng 2 chiếm phủ Lâm Thao. Tháng 3 chiếm quận Tây Ninh và phủ Tín Đô. Trong tháng 4 chiếm quận Đức Thuận, tướng Tây Hạ Mã Kiên Long chống lại quân Mông Cổ trong nhiều ngày cả trong và ngoài thành. Vua Tây Hạ mới, đã chính thức đầu hàng quân Mông Cổ năm 1227 và xin nộp thành. Từ năm 1038 đến năm 1227, Tây Hạ bị diệt sau khi tồn tại 190 năm. Trước thời hạn vua Tây Hạ nộp thành vừa đúng một ngày thì Thành Cát Tư Hãn mất.
Thời bấy giờ, quân Mông Cổ là những người ham chinh phục nhất thế giới. Họ đã chiếm toàn bộ Trung Hoa, Triều Tiên, Miến Điện, Ba Tư, một phần phía nam nước Nga, các nước Tây Á và vương đến tận Đông Âu.
Điều đáng chú ý là dân số Mông Cổ khi ấy thậm chí chưa tới 2 triệu người. Do đó, thay vì số lượng, họ tập trung phát triển những chiến thuật độc đáo và kỹ năng tác chiến tinh nhuệ cho quân đội.
Người châu Âu trong cơn hoảng loạn đã nói: "Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được ở đó" Người Đức thì run rẩy: "Chúa cứu vớt chúng con khỏi con thịnh nộ của Tác-Ta Mông Cổ".
Ở thời điểm cực thịnh, người Mông Cổ đã xây dựng một đế chế trải dài hơn 9700km với diện tích lên đến hơn 24 triệu km2, tương đương 1/6 thế giới đã rơi vào tay họ. Để chinh phục một lãnh thổ lớn như thế, người Mông Cổ đã xây dựng cho mình một đội quân thiện chiến bậc nhất với tinh thần chiến binh vượt trội so với các đội quân khác.
"Bản thân những kỵ binh Mông Cổ không mạnh bằng những hiệp sĩ của Châu Âu. Không tài giỏi bằng những kỵ binh Macedonia hay đế chế Ottoman nhưng khi lực lượng kỵ binh Mông Cổ cùng nhau tác chiến họ là mạnh nhất. Họ giống những con sói hoang trên chiến trường sinh ra trên lưng ngựa và sinh ra là chiến đấu."
Vốn là dân du mục, lớn lên trên yên ngựa và rong ruổi trên các thảo nguyên rộng lớn, người Mông Cổ nổi tiếng thiện chiến, vừa cưỡi ngựa, vừa bắn cung. Bạn đồng hành không thể thiếu của họ là những con ngựa. Họ trở nên vô cùng mạnh mẽ khi chiến đấu trên lưng ngựa. Ngựa cùng được coi là một chiến binh, một trong những thứ vũ khí không thể thiếu của người Mông Cổ. Kỷ luật và sự tuân lệnh tuyệt đối tạo nên sự khác biệt giữ những chiến binh thảo nguyên cùng các đội quân khác.
Các chiến binh Mông Cổ nổi tiếng vì có thể sống trong điều kiện hết sức khắc nghiệt hoặc chỉ cần uống sữa ngựa cầm hơi. Trong lần xâm lược Hungary năm 1241, các chiến binh "đáng sợ" này thậm chí đã đi tới 160km/ngày. Các chiến binh Mông Cổ thích ứng linh hoạt với các công trình thủy, họ đã vượt sông Sajo trong điều kiện lũ mùa xuân với 30.000 kỵ binh trong đúng một đêm trong trận Muhi (tháng 4/1241) và đánh bại Hungary Bela IV. Tương tự, trong cuộc tấn công vào các vua Hồi giáo của đế quốc Khwarezmind, quân Mông Cổ đã dùng một đội thuyền nhỏ để chặn việc rút chạy theo.
Để chuẩn bị kiến tạo nên một dân tộc siêu việt, một quốc gia trung tâm và nhằm trang bị kiến thức nền tảng về binh pháp, khả năng thao lược của một dân tộc dẫn dắt, Nhà sáng lập - Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ với tấm lòng Thiện Lành đã tâm huyết cẩn trọng tuyển chọn cuốn sách "Thập Nhị Binh Thư", một trong hơn 100 đầu sách quý của Tủ sách Nền tảng Đổi Đời với 12 lĩnh vực căn cốt nhất của toàn nhân loại. "Thập nhị binh thư", một bửu văn quy nạp những tinh hoa trong thuật dụng binh tự cổ chí kim, tựa như tôn chỉ để khải sanh những mãnh tướng kiêu hùng chốn sa trường. Binh thư Tôn Vũ chép rằng, "Binh vô thường thế, thủy vô thường hình, năng nhân địch biến hóa nhi thủ thắng giả, vị chi thần" – Quân binh cũng như nước, không hình không dạng cố định; nếu như có thể tùy theo tình hình biến hóa của địch mà biến đổi theo đó để giành thắng lợi, thì đó là "dụng binh như thần".
Kết hợp với tinh thần chiến binh, nền tảng quan trọng nhất của quân đội Mông Cổ là kỷ luật dựa trên cấu trúc xã hội và sự tuân lệnh tuyệt đối. Theo nhà thám hiểm Giovanni de Pian, những người Mông Cổ "là chủng người biết nghe lệnh nhất thế giới" Người Mông Cổ không bao giờ dám nói dối và tôn trọng tuyệt đối tướng lĩnh của mình.
Những bài tập bắt buộc với lính Thành Cát Tư Hãn là điều khiển ngựa, bắn cung, đội hình tác chiến đi kèm kỷ luật được đặt ở mức cao nhất. Quân lính phải tuân thủ vô điều kiện cấp trên và đặc biệt là Hoàng đế. Nếu một người lính bỏ trốn khi giao chiến, 9 người còn lại trong đội hình sẽ bị xử tử.
Lịch sử đã cho thấy, đội kỵ binh thiện chiến giỏi cưỡi ngựa, bắn cung, kỷ luật tuyệt đối, chiến thuật thông minh và có tầm nhìn thay đổi thế giới đã trở thành những chiến binh huyền thoại, thiện chiến và bất bại. Trong lịch sử, họ từng biến cả Châu Âu, Châu Á (trừ Việt Nam) thành thuộc địa bằng cuộc xâm lăng vĩ đại nhất lịch sử.
Đế chế Nguyên Mông đã xây dựng lực lượng quân đội của mình rất chuyên nghiệp trên tinh thần sáng tạo và luôn học hỏi cái mới. Ngoài những thế mạnh và kinh nghiệm sẵn có trong việc chế tạo các trang bị nhẹ, bền từ da, gân, xương thú, người Mông Cổ còn ứng dụng sáng chế nguyên lý đòn bẩy để tạo ra máy bắn đá, cách sử dụng thuốc nổ của người Trung Quốc để tạo nên ưu thế vượt trội trong mọi trận chiến.
Không chỉ mở rộng xâm lược mà vị lãnh đạo của đế chế Nguyên Mông - Thành Cát Tư Hãn còn mang theo quân đội của phương Đông, mang theo văn hóa phương Đông, hỏa dược, thuật in ấn, la bàn… các văn minh Trung Nguyên cũng theo đó mà truyền về phương Tây; đồng thời người Mông Cổ cũng học hỏi, tiếp thu những thành tựu nổi bật của Phương Tây để tạo đà phát triển và củng cố sức mạnh lên những vùng đất mà họ xâm chiếm.
Tuy rất tàn bạo trong các cuộc xâm chiếm, người Mông Cổ lại tỏ ra là những nhà cai trị sáng suốt và khoan dung ở những vùng đất họ chiếm được. Ngoài việc duy trì nền hòa bình ở vùng chiếm đóng, họ còn tạo chính sách phát triển kinh tế, giao thương giữa các vùng, các lục địa với nhau. Chính Đế chế Nguyên Mông đã giúp hồi sinh Con Đường Tơ Lụa từ Á sang Âu, làm bàn đạp để chinh phục thế giới.
Với diện tích rộng lớn, người Mông Cổ đã xây dựng nên hệ thống thư tín tốc độ cao sử dụng ngựa có thể di chuyển tới 200km/ngày (một kỷ lục khó tưởng tượng thời bấy giờ).
Trong thời kỳ Thành Cát Tư Hãn nắm quyền, hầu như mọi tôn giáo đều có những người cải đạo, từ Phật giáo tới Cơ đốc giáo và từ Minh giáo tới Hồi giáo cùng nhau phát triển.
Đặc biệt, trong thời gian trị vì, thành tựu đáng khâm phục nhất của Thành Cát Tư Hãn là thiết lập hệ thống chữ viết Mông Cổ dựa trên bảng chữ cái Duy Ngô Nhĩ, là tiền đề cho việc ban bố luật lệ khắp các bộ tộc. Tuy không phải là hệ thống chữ viết đầu tiên của Châu Á nhưng nó là bảng chữ cái đầu tiên được tiếp nhận và giảng dạy rộng rãi.
Ngoài ra, ông đã ban hành bộ luật bằng văn bản Yasa cho người Mông Cổ và ông ra lệnh phải tuân thủ bộ luật này một cách nghiêm ngặt; xây dựng tổ chức và quyền lực trong phạm vi vương quốc nhằm khuyến khích sự phục tùng tuyệt đối các quy định trong luật pháp. Với bộ luật Yasa, Thiết Mộc Chân cam kết cho thần dân và binh lính sự giàu có từ các chiến lợi phẩm thu được trong tương lai. Khi đánh bại các bộ tộc thù địch, ông không ruồng bỏ binh lính của họ mà đặt các bộ lạc đó dưới sự bảo hộ và hợp nhất các thành viên vào bộ tộc của mình.
Những điểm mới trong tư tưởng cùng với việc khuyến khích việc học hỏi đã giúp thành Thành Cát Tư Hãn gây dựng, củng cố niềm tin của người dân trong suốt quá trình trị vì của mình. Cho đến nay, sau hơn 800 năm, đế chế Thành Cát Tư Hãn vẫn được người dân Mông Cổ tôn vinh là anh hùng dân tộc, niềm tự hào và biểu tượng của Mông Cổ. Trong giai đoạn toàn cầu hóa, ông trở thành nguồn cảm hứng cho sự trỗi dậy của nền kinh tế Mông Cổ. Các di tích và kỷ vật về Thành Cát Tư Hãn được dựng lên khắp nơi và được gọi là "Chinggis Khaan". Các trường đại học, khách sạn, sân bay quốc tế được đặt tên là Thành Cát Tư Hãn. Khuôn mặt của Thành Cát Tư Hãn xuất hiện trên các mặt hàng thiết yếu hàng ngày, từ rượu tới các sản phẩm bánh kẹo, và cả trên tờ tiền… Người Mông Cổ vẫn giữ một niềm tin rằng, với tinh thần khát vọng, niềm tin mãnh liệt mà ông để lại, dân tộc Mông Cổ sẽ một lần nữa tạo nên kỳ tích.
Xuyên suốt lịch sử của các đế chế hùng mạnh nhất như Ba Tư thứ nhất, La Mã, Ottoman… nền tảng tri thức đã tạo nên sức mạnh cho khát vọng chinh phục thế giới của các đế chế trong nhiều thời kỳ; góp phần đưa các đế chế này đến hùng mạnh, đồng thời cũng để lại nhiều di sản cho nhân loại. Riêng ở đế chế Nguyên Mông việc thiếu đi nền tảng tri thức nên không có nhiều đóng góp và dấu ấn để lại như các đế chế khác; nhưng chính nhờ tinh thần chiến binh thiện chiến, thiện nghệ đã giúp đế chế này chinh phục thế giới và trở thành một trong những đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử cổ đại.
Sự thành công của Đế chế Nguyên Mông phụ thuộc vào ý chí, khát vọng lớn của một cá nhân lan tỏa đến dân tộc, cùng với một lực lượng quân tinh nhuệ, kỷ luật nghiêm khắc, tổ chức tốt cùng với tinh thần ý thức hệ của người Mông Cổ và trong quá trình mở mang bờ cõi họ không ngừng mở rộng giao thương, không ngừng học hỏi…
Nhưng rồi đế chế Nguyên Mông cũng suy tàn bởi chính khát vọng chinh phục thế giới nhưng được xây dựng trên lòng tham lam và sự sợ hãi thường trực, sách lược liên tục mở rộng bờ cõi bằng các cuộc chiến dù đã trở thành một đế chế hùng mạnh cùng nỗi sợ hãi, bị cai trị, bị biến thành nô lệ; Đế chế nổi lên nhưng thiếu nền tảng tri thức, có đầu tư sáng tạo học tập nhưng không mạnh mẽ, toàn diện, chỉ tập trung phục vụ cho mục đích xâm chiếm thuộc địa; Không thể hợp nhất được các tôn giáo gây nên sự mất đoàn kết dân tộc trong quá trình bành trướng lãnh thổ, người Mông Cổ dần bị tiêm nhiễm và đồng hóa khiến cho những cội rễ tinh thần, sức mạnh đế chế dần bị mất đi.
(Đón đọc kỳ sau: Công thức cấu thành các cấp độ sức mạnh và tiến hóa của các nền Văn minh – Đế chế – Quốc gia.)