Đế quốc Hà Lan – Từ thành phố vô danh thành Đế quốc toàn cầu

Dân số:
Thủ đô:
Diện tích:

1835 lượt xem

Đế chế thành công
@ 20/10/20 1835 lượt xem

Cũng như đế chế Tây Ban Nha, đế quốc Hà Lan vươn lên cực thịnh dẫn đầu thế giới, rồi suy vong, cũng bởi không duy trì được những giá trị cốt lõi.

Để chuẩn bị cho “Hành trình từ trái tim” tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, Trung Nguyên Legend sẽ bắt đầu khởi đăng các loạt bài viết sau đây để chúng ta có thể thấu hiểu sâu sắc và toàn diện về sự hình thành nên một Đế chế mới, một hình mẫu Dân tộc vĩ đại, Quốc gia trung tâm - thì việc tổng kết quán xét những bài học trong lịch sử quá khứ của các nền văn minh, các đế chế... sẽ giải mã những công thức cốt lõi đã làm nên sự hưng thịnh và suy tàn của các đế chế cũ, các nền văn minh cũ…là sự cần thiết - để từ đó chúng ta hình thành nên những mật mã thành công của Đế chế mới. Sự hùng mạnh của một quốc gia, không phải phụ thuộc vào diện tích lớn nhỏ, không phải phụ thuộc vào dân số ít nhiều, không phải phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên nhiều hay ít,… mà sự hùng mạnh của một quốc gia phụ thuộc vào ba thành tố căn bản:  

“Hành trình Từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 Triệu Thanh Niên Việt” do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng gần 10 năm qua, đến nay đã có sự đồng hành của Bộ Quốc phòng – Quân chủng Hải quân, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động thương binh và Xã hội… cùng nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các nhân vật ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực trong nước và quốc tế; cùng các cơ quan truyền thông Thanh Niên, Tiền Phong, Một Thế giới, Soha… “Hành trình từ trái tim” nhằm kiến tạo Khát Vọng Lớn, Chí Hướng Vĩ Đại cho thế hệ thanh niên Việt Nam; nhằm cung cấp nền tảng tri thức đúng đắn và hiểu biết toàn diện cho 30 triệu thanh niên Việt thông qua việc trao tặng hàng chục triệu cuốn sách quý của Tủ sách nền tảng đổi đời – Tủ sách hợp nhất tinh hoa của nhân loại do Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn từ hàng ngàn tấm gương danh vĩ nhân thành công nhất trong suốt diễn trình lịch sử hình thành, phát triển và tiến hoá của nền văn minh nhân loại. Để từ đó, các thế hệ thanh niên Việt cùng nhau nỗ lực học tập không ngừng nghỉ, cùng nhau nỗ lực luyện rèn, chuyển hóa từ sức mạnh tri thức, sức mạnh tinh thần thành sức mnh thể chất, sức mạnh vật chất để tạo nên một một dân tộc vĩ đại và trường tồn. Cùng nhau dựng xây một nước Việt hùng cường, một đế chế Việt mới - là Đế Chế Tâm với sức mạnh, quyền lực và ảnh hưởng từ hạt nhân của hệ giá trị cốt lõi Sự Minh triết - Tình yêu thương Trách nhiệm; cùng nhau kiến tạo nên một Đế chế Tâm chưa từng có trong việc xóa bỏ tam độc: bệnh tật, đói nghèo và đau khổ cho nhân loại - điều mà mọi thiết chế từ trước đến nay đều bất lực, mang lại thành công bền vững, hạnh phúc đích thực cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi quốc gia và mỗi dân tộc; một Đế Chế Việt mới sức ảnh hưởng toàn diện với phần còn lại của nhân loại, đặc biệt trong bối cảnh toàn bộ nền văn minh chung của thế giới đang phải đối diện với những khủng hoảng đan xen, phức tạp và vô cùng nguy hiểm như hiện nay. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của gần 5.000 năm qua, là quá trình vô cùng gian nan cũng vô cùng hào hùng của tổ quốc Việt của mình, chúng ta chỉ luôn ở tâm thế, tâm thức dựng nước và giữ nước; chưa từng vươn lên được đến vị thế của một đế chế, một cường quốc - mà chỉ có thể giữ vững được bản sắc, sự độc lập và tự chủ trước những đế chế, cường quốc hàng đầu trong từng thời kỳ - nên đây là thời kỳ thứ ba, thời kỳ của Đế chế Việt mới – biểu đạt tinh thần Việt, ý chí Việt. Đó vừa là niềm tự hào lớn, sự tự tin lớn, nhưng đó cũng là một nỗi niềm sâu thẳm, một trách nhiệm lớn lao xứng đáng của những người con mang dòng máu Lạc Hồng. Từ khi hội nhập với nền kinh tế toàn cầu hoá đến nay, Việt Nam chúng ta đã có những thành tựu về nhiều mặt, đạt được sự tăng trưởng và phát triển chưa từng có nhưng cũng vẫn chịu các áp lực tiêu cực cả trong lẫn ngoài, vẫn luôn phải chung sống và đối phó với nhiều nguy cơ và thách thức vô cùng nguy biến và phức tạp; vậy nên chúng ta rất cần tình thương của nhau, động viên nhau, là ch dựa đáng tin cậy cho nhau; cùng nhau vượt qua mọi sự khác biệt, mọi sự bất đồng, hận thù trong quá khứ - nếu có; vượt qua những điều riêng tư, lẽ bình thường để cùng nhau nung rèn chí lớn, cùng nhau truy cầu và chia sẻ ánh sáng tri thức cho nhau và cho toàn nhân loại; vượt qua mọi khác biệt, xung đột, vượt qua mọi nguy cơ, thảm họa dù là thiên tai hay nhân tạo để cùng kiến tạo một nền văn minh tiến bộ mới, bền vững hơn, thịnh vượng hơn, nhân văn hơn, hạnh phúc hơn cho mình và cho toàn thế giới.

Nước Việt mình nhất định phải trở thành Đế chế toàn cầu.

Hãy tin vào thiên mệnh của dân tộc mình.

 

Chúng ta đã chứng kiến những nền văn minh cổ đại như Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy-La, Maya…, các đế chế hùng mạnh lừng lẫy như Ba Tư, La Mã, Hồi Giáo, Ottoman, Nguyên Mông…; Những đế quốc có tầm ảnh hưởng nhất thời kỳ cận đại như Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… đều có chung cùng một xuất phát điểm từ gia tộc thấp kém, từ một thành phố vô danh, từ một đất nước nhỏ bé - nhưng đã trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành đế quốc hùng mạnh thống trị các vùng đất rộng lớn khắp thế giới, có nhiều phát kiến sáng tạo đóng góp trong diễn trình lịch sử của nhân loại.

Câu hỏi lớn được đặt ra là Điều gì đã kiến tạo nên sự hùng mạnh của các đế chế, các dân tộc, các đế quốc và quốc gia? Thực tế đã chứng minh sự hùng mạnh của một đế chế, đế quốc, quốc gia không phụ thuộc vào diện tích lớn hay nhỏ, sự ảnh hưởng của một dân tộc không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên giàu hay nghèo, sự lớn mạnh của quốc gia không phụ thuộc vào dân số ít hay nhiều… mà ngược lại, chính sự bất lợi đó đã nung nấu ý chí khởi phát mạnh mẽ nhất của các đế chế trong lịch sử. Bất kỳ một đế chế nào, dân tộc nào, quốc gia nào, đều có thể biến nghịch cảnh thành cơ hội, biến nhỏ bé thành vĩ đại, biến phụ thuộc thành ảnh hưởng dựa vào 3 thành tố căn bản là: Một là SỰ HIỂU BIẾT VÀ HAM HỌC HỎI, hai là SỰ ĐOÀN KẾT VÀ CHIẾN LƯỢC ĐÚNG ĐẮN; ba là SỨC MẠNH VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG.

Đế quốc Hà Lan bao gồm các vùng lãnh thổ ở nước ngoài thuộc tầm kiểm soát của Hà Lan từ thế kỷ XVII đến những năm 1950. Người Hà Lan đã theo sau Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha để thiết lập một đế quốc thực dân. Hà Lan bước đầu xây dựng tài sản thuộc địa trên cơ sở của nhà nước tư bản gián tiếp của công ty chủ nghĩa thực dân công ty Đông và Tây Ấn Hà Lan. Sự thống trị của các công ty về thương mại toàn cầu đã góp phần rất lớn vào một cuộc cách mạng thương mại và sự nở rộ văn hóa ở Hà Lan của thế kỷ XVII, được gọi là Thời kỳ hoàng kim của Hà Lan. Với sức mạnh hải quân gia tăng, Hà Lan nhanh chóng thống trị thương mại toàn cầu trong nửa sau của thế kỷ XVII. Họ là bá chủ của biển khơi suốt thời gian này. 

Điều tạo nên sự thành công của đế quốc Hà Lan không chỉ bằng khát vọng lớn, lực lượng hải quân hùng mạnh, thống trị thương mại toàn cầu mà còn là tinh thần học hỏi, khám phá và sáng tạo không ngừng đã tạo dựng nên một nền đế quốc văn minh tiến bộ.

Đế quốc Hà Lan, bất chấp diện tích và dân số thực sự khiêm tốn nhưng lại có những đóng góp đáng kể trong quá trình hình thành nên xã hội hiện đại ngày nay. Xuyên suốt lịch sử, Hà Lan đã sản sinh ra nhiều nghệ sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng thế giới. Trong thời đại hoàng kim của Hà Lan, thương mại, nghệ thuật, khoa học của Hà Lan là một trong những thành tựu được tôn vinh nhất trên thế giới.

Trong giai đoạn lịch sử từ cuối thế kỷ XVI cho tới đầu thế kỷ XVIII, những nhà thám hiểm và họa đồ nổi tiếng Hà Lan đã có đóng góp lớn trong hành trình khám phá và hoàn thiện dần hình dạng bản đồ thế giới như ngày nay. Người Hà Lan là những người đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của ngành khoa học bản đồ hiện đại. Nhờ những chuyến thám hiểm của người Hà Lan, nhiều vùng đất trên thế giới từ chỗ gần như không được biết đến đối với cộng đồng bên ngoài (như Quần đảo Svalbard, Quần đảo Falkland, Australia, Tasmania, New Zealand, Đảo Phục Sinh) mà lần đầu tiên có mặt trên bản đồ thế giới. Những công trình họa đồ của người Hà Lan cũng là những bằng chứng giàu giá trị khoa học và lịch sử, mang tính khách quan trong việc giải quyết nhiều tranh chấp chủ quyền trên thế giới hiện nay.

Lộ trình của Abel Tasman năm 1642 và 1644 tại New Holland (Úc) dưới danh nghĩa Công ty Đông Ấn Hà Lan.

Hà Lan là quốc gia của các triết gia. Với mô hình kết hợp giữa kinh tế tư bản chủ nghĩa và xã hội tư sản trung lưu, đã được tiên phong ở quy mô toàn quốc lần đầu tiên trên thế giới tại Cộng hòa Hà Lan theo sau sự kiện Cách mạng Hà Lan nổ ra cuối thế kỷ XVI. Chủ nghĩa duy lý với nhiều đặc tính hiện đại của nó, đã được đặt nền tảng trong khoảng thế kỷ XVII bởi những đại diện tiêu biểu như Hugo Grotius, Baruch Spinoza và Rene Descartes (ông sinh ra và lớn lên tại Pháp, nhưng dành một phần quan trọng 20 năm của cuộc đời và sự nghiệp trong Cộng hòa Hà Lan).

Hội hoạ ở đế quốc Hà Lan có sự phát triển vượt bậc với các tên tuổi hoạ sĩ nổi tiếng và có ảnh hưởng hội hoạ thế giới. Thời kỳ hoàng kim, hội hoạ Hà Lan xếp vào hàng được tôn vinh nhất thế giới đương thời, trong thế kỷ XVII. Đây là thời của "các bậc thầy Hà Lan" như Rembrandt van Rijn, Johannes Vermeer, Jan Steen, Jacob van Ruisdael, trong đó Rembrandt được nhận định là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử hội họa châu Âu nói chung và Hà Lan nói riêng. Từ thập niên 1620, hội họa Hà Lan bước sang một phong cách miêu tả hiện thực hơn, quan tâm rất nhiều đến thế giới thực. Trong đó nhiều loại tranh do các họa sĩ Hà Lan lập ra các phong cách được giới mỹ thuật châu Âu dựa vào trong hai thế kỷ sau đó. Đến giữa thế kỷ XIX, trường phái ấn tượng Amsterdam thịnh hành, các họa sĩ dùng các nét vẽ nhanh và rõ để ghi dấu lên bức vẽ. Họ tập trung vào miêu tả sinh hoạt thường nhật của thành phố. Từ sau ấn tượng, nhiều nghệ sĩ độc lập tìm tòi sáng tạo và đi theo các hướng khác nhau. Vincent van Gogh là danh hoạ nổi tiếng Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng, các tác phẩm của ông được chú ý vì vẻ đẹp thô, tính chân thật biểu cảm và màu sắc rõ nét, có ảnh hưởng sâu rộng đến mỹ thuật thế kỷ XX. Nhiều bức tranh của ông nằm trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất, được yêu thích nhất và cũng đắt nhất trên thế giới.

Cuộc đời và sự nghiệp của đại danh họa Hà Lan Vincent Van Gogh đã được chuyển tải qua bộ phim Loving Vincent Van Gogh và Lust for Life – đây cũng là những bộ phim thuộc Tủ phim Nền tảng Đổi đời do Nhà sáng lập – Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ đã dành nhiều tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn.

Về kiến trúc, đế quốc Hà Lan vào thế kỷ XVII, do kinh tế thịnh vượng nên các thành phố được mở rộng rất nhiều. Các toà thị chính và nhà kho mới được xây dựng, nhiều kênh đào mới được hình thành trong hay quanh các thành phố như Delft , Leiden , Amsterdam để nhằm mục đích phòng thủ và vận chuyển. Do đó, kiến trúc của nền cộng hoà đầu tiên tại phía bắc châu Âu ghi dấu với tính nhã nhặn, giản dị và là phương thức phản ánh các giá trị dân chủ. Bên cạnh đó, kiến trúc Hà Lan dễ nhìn thấy ở các thuộc địa đặc biệt là các toà nhà và pháo đài. Tại thủ đô Paramaribo của Surinamese, pháo đài Zeelandia của Hà Lan vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Bản thân thành phố cũng đã giữ lại hầu hết bố cục và kiến trúc đường phố cũ, là một phần của di sản UNESCO của thế giới. Nhìn chung, kiến trúc tại các vùng đất thấp Hà Lan, cả tại miền nam chịu ảnh hưởng của phản cải cách ; miền bắc do Tin Lành chi phối, vẫn đầu tư mạnh mẽ vào các dạng phục hưng và kiểu cách của miền bắc Ý . Dạng mộc mạc hơn được tiến hành tại Hà Lan rất phù hợp đối với các mô hình xây dựng lớn. Đến thế kỷ XX, các kiến trúc sư Hà Lan đóng vai trò dẫn đầu trong phát triển kiến trúc hiện đại.

Ngoài ra, trong quá trình xâm chiếm người Hà Lan đã đem các loại cây trồng như cà phê, trà, ca cao, thuốc lá và cao su… đến các nước thuộc địa. Trong đó, người Hà Lan là những người đầu tiên bắt đầu truyền bá cây cà phê ở Trung và Nam Mỹ vào đầu thế kỷ XIX. 

Bên cạnh tinh thần sáng tạo không ngừng thì chính chiến lược đúng đắn và sự đoàn kết vì mục tiêu chung đã tạo lập nên đế quốc Hà Lan hùng mạnh, ảnh hưởng trong thời kỳ hoàng kim thế kỷ XVII.

Hiến pháp hoàn chỉnh đầu tiên của Hà Lan có giá trị toàn quốc ra đời năm 1579. Hiến pháp hiện nay của Hà Lan kế thừa Hiến pháp năm 1815, được sửa đổi nhiều lần. Năm 1983, Hiến pháp được viết lại hoàn toàn mới, hủy bỏ và bổ sung nhiều điều khoản. Hiến pháp là nền tảng pháp lý của Hà Lan, quy định những nguyên tắc chính của nhà nước Hà Lan gồm: chế độ quân chủ; nền dân chủ thông qua đại diện; chế độ pháp quyền và phi tập trung hoá. Theo Hiến pháp, Hà Lan xây dựng chế độ quân chủ lập hiến từ năm 1815 và dân chủ nghị viện từ năm 1848. Hiến pháp năm 1848 mở đầu thời kỳ quân chủ lập hiến (nhà vua không chịu trách nhiệm về các hoạt động của chính phủ mà các bộ trưởng phải có trách nhiệm giải trình với Nghị viện) và việc bầu trực tiếp Hạ viện.

Hà Lan là nước có nền kinh tế phát triển khá sớm và một nền thương mại hàng hải hùng hậu. Tuy xâm nhập vào vùng biển Thái Bình Dương sau người Bồ Đào Nha, nhưng Hà Lan đã dần vươn lên chiếm ưu thế ở vùng này vào thế kỷ XVII. Ở các thành phố của Hà Lan, đặc biệt ở thành phố Amsterdam trong thời kỳ hoàng kim, được nhiều chuyên gia kinh tế và tài chính xem là hình mẫu mang tính hiện đại đầu tiên ở Châu Âu với nhiều đặc tính cơ bản của một trung tâm tài chính quốc tế đã trở thành phổ biến ngày nay tại nhiều thành phố trên thế giới như New York, Mumbai, Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải, Tokyo...

Amsterdam – Thủ đô Hà Lan với hệ thống kênh đào chằng chịt nhưng rất khoa học và không chỉ trở thành nét văn hóa du lịch độc đáo mà còn trở thành một trong những cảng quan trọng nhất trên thế giới trong thời kỳ hoàng kim của Hà Lan; ngày nay Amsterdam là Di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Cùng thời điểm này, các nước châu Âu bị lôi cuốn vào việc thám hiểm vùng đất phương Nam rộng lớn – được gọi là Terra Australis Incognita. Từ trung tâm điều hành Batavia, công ty Đông Ấn Hà Lan đã nỗ lực khám phá lục địa phương Nam huyền thoại vì lợi ích thương mại. Người Hà Lan đã đặt chân khám phá lục địa này trong suốt thế kỷ XVII và đặt tên nó là New Holland. Trong số những chuyến đi của người Hà Lan về phương Nam, chuyến thám hiểm của Abel Tasman là quan trọng nhất. Nhưng vùng bờ biển phía Tây cằn cỗi, thưa thớt không đem lại triển vọng gì cho Hà Lan. Do đó, Hà Lan đã bỏ lỡ việc dấu ấn của mình là người đầu tiên khám phá đầy đủ lục địa phương Nam rộng lớn này.

Để củng cố bởi sức mạnh của ngành vận tải người Hà Lan đã mở rộng giao thương bằng hàng hải. Cùng với Anh, Hà Lan bước đầu xây dựng tài sản thuộc địa trên cơ sở của nhà nước tư bản gián tiếp của công ty chủ nghĩa thực dân như công ty Công ty Đông Ấn Hà Lan và Công ty Tây Ấn Hà Lan vào đầu thế kỷ XVII. Chúng được coi là các công ty thương mại hàng hải lớn nhất và rộng lớn nhất vào thời điểm đó; từng nắm giữ độc quyền ảo trên các tuyến vận tải chiến lược của châu Âu về phía tây qua Nam bán cầu quanh Nam Mỹ qua eo biển Magellan và phía đông châu Phi, qua Mũi Hảo Vọng. Sự thống trị của các công ty về thương mại toàn cầu đã góp phần rất lớn vào một cuộc cách mạng thương mại và sự nở rộ văn hóa ở Hà Lan ở thế kỷ XVII - thời kỳ hoàng kim của Hà Lan. Trong quá trình tìm kiếm các tuyến thương mại mới giữa châu Á và châu Âu, các nhà hàng hải Hà Lan đã khám phá và lập bản đồ cho các khu vực xa xôi như New Zealand, Tasmania và một phần của bờ biển phía đông Bắc Mỹ.

 

 

 

 

 

 

Với chủ trương bành trướng thuộc địa, xâm lược các vùng đất để mở rộng lãnh thổ, Hà Lan đã xây dựng một trong các lực lượng quân đội, đặc biệt là hải quân tinh nhuệ. Hải quân Hà Lan có một hạm đội gồm 15.000 thuyền và 15 vạn người phục vụ, là các thuyền chiến được trang bị và đóng vững chãi, lực lượng hải quân Hà Lan không ngừng lớn mạnh. Ưu thế vượt trội về phương tiện vận chuyển này là nhân tố quan trọng giúp Hà Lan giành phần thắng trong các cuộc thương chiến, khám phá và chinh phục đất đai cũng như cướp bóc thuộc địa, đồng thời nhanh chóng trở thành "người chở hàng trên biển" với lực lượng tàu chở hiện đại bậc nhất. Không chỉ các thương nhân mà những nhà thám hiểm, đã có trong tay những bản đồ cập nhật, đáng tin cậy để dự trù những lộ trình ngắn nhất, ít rủi ro nhất cho hàng hóa và thỏa mãn óc phiêu lưu của họ.

Ở thời điểm này, Hà Lan đã trở thành trung tâm phổ biến tri thức hàng hải, tập trung các nhà quan trắc địa lý, các nhà bản đồ học tiên tiến nhất của thời đại.

Đến năm 1614, hạm đội Hà Lan đã sử dụng nhiều thủy thủ hơn tổng các hạm đội Tây Ban Nha, Pháp, Anh và Scotland. Hà Lan chiếm thế thượng phong trong các cuộc chiến tranh giành thuộc địa, vùng biển nhờ họ phát minh ra một loại thuyền đáy phẳng, có sức chứa lớn và luồn lách vào được các sông cạn. Ngày nay, Hà Lan lại một lần nữa là quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực hàng hải với đội tàu nội địa lớn nhất châu Âu và là nhà sản xuất hàng đầu các du thuyền cao cấp và tàu chuyên dụng trên toàn cầu. Bên cạnh đó, Hà Lan đã dựa vào lực lượng đó để xây dựng nền độc quyền thương mại với Amsterdam là trung tâm. Nó vươn rộng ra vùng Baltic (bao gồm cả Thụy Điển và Đan Mạch), khám phá vùng đất mới Bắc Mỹ (giữa vùng đất New England và Virginia), những quần đảo thuộc Caribean, Guiana, dọc bờ biển Brazil, mũi Hảo Vọng cũng như kiểm soát con đường thương mại sang Viễn Đông, và gạt bỏ ảnh hưởng của Bồ Đào Nha tại khu vực này.

Sau những cuộc đấu tranh kéo dài, người Hà Lan chiến thắng và trở thành một trong những nhà tư bản đầu tiên trên thế giới. Đế quốc Hà Lan đã tăng trưởng và mở rộng, đạt đến đỉnh điểm của nó trong thời kỳ hoàng kim Hà Lan trong thế kỷ XVII, phát triển thành một cường quốc kinh tế lớn và thủy thủ thế giới. Nghệ thuật, quân sự và khoa học của họ là nhất thế giới trong giai đoạn này. Người Hà Lan có các thuộc địa ở châu Phi, châu Á, Nam Mỹ và Bắc Mỹ. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vào thời trung cổ, Hà Lan được chia thành những vùng tự trị dưới quyền của các lãnh chúa phong kiến, dưới thời trị vì của vua Karel đệ V những vùng tự trị này kết hợp với vùng đất thuộc Bỉ và Luxembourg gọi là Lage Lande và bị sát nhập vào đế quốc Bourgon và Habsburg.

Người sáng lập ra Vương triều Hà Lan là hoàng tử Willem Van Oranje (1533-1584). Hoàng tử đã lãnh đạo những vùng tự trị miền bắc Hà Lan thực hiện cuộc chiến tranh giành độc lập từ Tây Ban Nha. Cuộc chiến tranh này kéo dài hơn 80 năm và kết thúc năm 1648. Lịch sử Hà Lan gọi giai đoạn này là "Cuộc chiến tranh 80 năm", kết thúc bằng hiệp ước Munster năm 1648 đánh dấu sự ra đời của quốc gia độc lập "Cộng hòa thống nhất bảy xứ Hà Lan" gồm 7 vùng tự trị là Holland, Zeeland, Utrecht, Friesland, Groningen, Overijssel và Gelderland.

Đến cuối thế kỷ XVI, Amsterdam trở thành cảng tấp nập nhất châu Âu, với nhiều nhà kho, ngân hàng, thương xá và rất nhiều thương thuyền. Sau khi bị Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha loại khỏi Nam Mỹ, người Hà Lan lên đường sang Viễn Đông. Họ thành lập một Công ty Đông Ấn cho các thương gia của mình và kiểm soát buôn bán từ quần đảo Hương liệu hay "Đông Ấn", chiếm đảo Java và quần đảo Molucca từ tay người Bồ Đào Nha.

Thời kỳ phát triển rực rỡ của Hà Lan, Hà Lan dẫn đầu thế giới về thương mại, công nghiệp, nghệ thuật, khoa học và quân sự; đội thương thuyền thống trị thế giới và thuộc địa rộng lớn; trung tâm tài chính lớn nhất thế giới với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, thị trường chứng khoán đầu tiên trên thế giới. Năm 1602, Công ty Đông Ấn Hà Lan ra đời, là tập đoàn đa quốc gia đầu tiên trên thế giới và là tập đoàn thương mại lớn nhất thế giới trong thế kỷ XVII. Năm 1621, Hà Lan lập Công ty Tây Ấn. Đông Ấn đã giúp Hà Lan thống trị thị trường Châu Á trong hai thế kỷ. Amsterdam, Utrecht và Rotterdam trở thành các thành phố cảng thương mại quan trọng.

Tham vọng đế quốc của người Hà Lan đã được củng cố bởi sức mạnh của ngành vận tải biển hiện tại của họ, cũng như vai trò chính của họ trong việc mở rộng giao thương hàng hải giữa châu Âu và Phương Đông. Trong quá trình tìm kiếm các tuyến thương mại mới giữa châu Á, châu Âu, các nhà hàng hải Hà Lan đã khám phá, lập bản đồ cho các khu vực xa xôi như New Zealand, Tasmania và một phần của bờ biển phía đông Bắc Mỹ.

Đế quốc Hà Lan đã chủ trương bành trướng thuộc địa, xâm lược các vùng đất để mở rộng lãnh thổ, vơ vét của cải, tài nguyên khoáng sản, họ đã tiến hành một loạt các cuộc chiến tranh để mở rộng và củng cố các vùng chiếm hữu của họ tại các đảo khác. Công ty Đông Ấn Hà Lan và Công ty Tây Ấn Hà Lan đã thành lập các thuộc địa và trạm mậu dịch trên khắp thế giới. Người Hà Lan định cư tại Bắc Mỹ từ khi thành lập Tân Amsterdam tại phần phía nam của đảo Manhattan vào năm 1614, lập thuộc địa Cape tại Nam Phi vào năm 1652, thuộc địa Suriname tại Nam Mỹ, thuộc địa Đông Ấn Hà Lan (nay là Indonesia) tại châu Á, và sở hữu trạm mậu dịch với phương Tây duy nhất tại Nhật Bản là Dejima.

Năm 1672 – trong lịch sử Hà Lan được gọi là Rampjaar (năm thảm hoạ) – Cộng hoà Hà Lan đồng thời tham chiến với Pháp, Anh và ba giáo phận Đức. Trên biển, người Hà Lan ngăn chặn thành công hải quân của Anh và Pháp tiến vào bờ biển phía tây. Tuy nhiên, trên bộ Hà Lan gần như bị chiếm lĩnh trước các đội quân Pháp và Đức đến từ phía đông. Người Hà Lan đảo ngược tình thế bằng cách làm ngập nhiều phần của Holland, song không bao giờ có thể khôi phục vinh quanh như trước đó.

Bản đồ các tài sản thuộc địa của Hà Lan vào khoảng năm 1840. Bao gồm Đông Ấn Hà Lan, Curaçao và các đảo phụ cận, Suriname và Bờ biển vàng Hà Lan.

Cuối thế kỷ XVIII, Pháp chiếm đóng Hà Lan và thành lập nước Cộng hòa Batavia. Một vài năm sau, Hà Lan bị sáp nhập vào Pháp. Napoleon đã biến nước cộng hòa này thành vương quốc Hà Lan. Đến năm 1813, Hà Lan giành lại được độc lập, nhưng lại xảy ra nội chiến giữa hai phe Cộng hòa và nhóm ủng hộ hoàng gia. Kết quả là nhóm Cộng hòa bị thua. Năm 1815, miền Bắc và miền Nam Hà Lan - ngày nay là lãnh thổ Hà Lan và Bỉ - sáp nhập lại thành Vương quốc Hà Lan dưới sự trị vì của Vua Willem Frederik. Năm 1830, miền Nam Hà Lan tách ra để thành lập Vương quốc riêng, là Vương quốc Bỉ hiện nay. Vua Willem đệ tam qua đời năm 1890 mà không có con trai để nối ngôi. Dưới quyền nhiếp chính của thái hậu Emma, nữ hoàng Wilhelmina bắt đầu lãnh đạo đất nước.

Thế kỷ XVIII, đế quốc thực dân Hà Lan bắt đầu suy tàn do Chiến tranh Anh-Hà Lan lần thứ tư 1780-1784, trong đó Hà Lan mất một số tài sản thuộc địa và độc quyền thương mại cho Đế quốc Anh. Tuy nhiên, các phần chính của đế chế vẫn tồn tại cho đến khi xuất hiện sự phân rã toàn cầu sau Thế chiến II (1939 - 1945), cụ thể là Đông Ấn (Indonesia) và Dutch Guiana (Surinam). Ba lãnh thổ thuộc địa cũ ở các đảo Tây Ấn xung quanh Biển Caribê, Argentina, Curaçao và Sint Maarten, vẫn là các quốc gia cấu thành đại diện trong Vương quốc Hà Lan.

Cũng như những đế chế Tây Ban Nha, đế quốc Hà Lan rồi cũng suy vong cũng bởi không duy trì được những giá trị cốt lõi - Khát vọng lớn, chủ trương thống trị vùng biển nhưng vì lòng tham, áp đặt quá nhiều hiệp ước có lợi cho riêng Hà Lan dẫn đến những mâu thuẫn giữa các cường quốc; sự sáng tạo phục vụ cho mục đích xâm chiếm thuộc địa, việc phát triển kinh tế, công nghiệp thiếu tính bền vững cũng như tập trung phát triển kinh tế, công nghiệp cho chiến tranh xâm lược đã khiến cho Đế quốc Hà Lan không thể kiểm soát, dần dần làm mất vị thế cường quốc và suy thoái; việc thực hiện sách lược phát triển hải quân hùng mạnh, tuy nhiên lại thiếu tính bền vững, công nghiệp đóng tàu phát triển không theo kịp các nước khác đã khiến cho Hà Lan gặp thất bại trong các cuộc chiến tranh với các đế quốc.

(Đón đọc kỳ sau: Đế quốc Anh – Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn.)

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem tất cả

Hàn Quốc – Bí mật tạo nên “kỳ tích sông Hàn”

Dân tộc Do Thái – Đức tin dân tộc được chọn

Dubai – Tầm nhìn thay đổi quốc gia

Ấn Độ - Từ "khu ổ chuột" trở thành "Quốc gia khởi nghiệp"